Main Posts Background Image

Main Posts Background Image
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn Sinh Trắc Vân Tay Người Lớn. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn Sinh Trắc Vân Tay Người Lớn. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Sinh trắc vân tay có chính xác ?

 Sinh trắc vân tay có chính xác ? Rất nhiều người đã chau mày và hỏi câu hỏi trên khi họ nghe nói đến Sinh Trắc Vân Tay có thể giúp họ biết rõ được điểm mạnh, điểm yếu, tố chất, năng khiếu cũng như định hướng nghề nghiệp phù hợp cho con hay cho bản thân.

 

Câu trả lời cho câu hỏi sinh trắc vân tay có chính xác ?

Nhưng sự thật đúng là như vậy: Khoa học đã chứng minh từ tuần 13 -19 của thai kỳ não bộ hình thành cùng lúc đó vân tay hình thành và có liên kết mật thiết với não bộ nên khi phân tích dấu vân tay sẽ biết được chỉ số của não bộ, sự phân bố của các tế bào não và phân bổ các chức năng thông minh khác nhau ở mỗi người, từ đó đưa ra định hướng phát triển dựa trên những tiềm năng bẩm sinh đó.

Sinh trắc vân tay giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tính cách thiên bẩm và cách thức tiếp nhận thông tin của con mình (VAK) để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân, khắc sâu thói quen học tập tốt cho con từ khi còn nhỏ, giúp tăng khả năng học tập hiệu quả. Sinh trắc vân tay cũng giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về việc phát triển trí thông minh đa dạng và khám phá tiềm năng của con, phát hiện những điểm yếu của trẻ để giúp các con phát triển một cách toàn diện.

Và xin nhấn mạnh với các bố mẹ rằng, mục đích của test vân tay là để giúp bố mẹ hiểu được đầy đủ và tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ. Từ đó, bố mẹ có cơ sở để mỗi con có thể tự trang bị cho mình một phương pháp học tập phù hợp. Còn yếu tố quan trọng quyết định trí thông minh của trẻ là “sự kết nối các mạng thần kinh của các tế bào não”, mà điều đó thì không phải do bẩm sinh hay do số phận, mà phần lớn được quyết định bởi sự rèn luyện, bởi các yếu tố kích thích từ môi trường và giáo dục sớm.

 

Sinh trắc vân tay có chính xác ?

Sinh trắc vân tay có chính xác ?

 

Có 4 yếu tố lớn để quyết định thành công của 1 con người:

  • Bẩm sinh di truyền
  • Môi trường
  • Giáo dục
  • Sự nỗ lực của cá nhân đó

Sinh trắc vân tay sẽ giúp bố mẹ yếu tố đầu tiên đó là bẩm sinh di truyền, cho biết con có gì và đang ở đâu, từ đó có cơ sở để định hướng. Còn thành công hay không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa. Các mẹ đừng hiểu sai lệch về Sinh Trắc Vân Tay có thể giúp bạn, con bạn thành công, trở thành thiên tài chỉ với vài triệu đồng.

Phân tích 10 chức năng của não bộ

 Khoa đã chứng minh được rằng dấu vân tay có liên quan trực tiếp đến các chức năng não bộ. Dựa vào phân tích dấu vân tay, bạn có thể biết được các 10 chức năng của não bộ. Bài viết xin giới thiệu và phân tích cho các bạn về 10 chức năng não bộ

 

10 chức năng não bộ thông qua sinh trắc vân tay

10 chức năng não bộ thông qua sinh trắc vân tay

1. Các chức năng não bộ trên tay phải

1.1 Quản lí

  • Thể hiện khả năng quản lí bản thân, hoạch định lên các kế hoạch cụ thể cái gì làm trước và cái gì làm sau, thời gian làm bao lâu.
  • Tổ chức: Sắp xếp bố trí nhân lực, vật liệu, máy móc tối ưu để hoàn thành mục tiêu.
  • Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển dụng và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp.
  • Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).
  • Như vậy một người có chỉ số vân tay khả năng quản lý cao là người rất giỏi về bố trí, sắp xếp nhân lực, chia nhỏ công việc và giao cho từng người một. Người quản lý giỏi là người phải có 2 kỹ năng sau đó là kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng phó tình huống bất ngờ.

1.2 Phân tích logic.

  • Tư duy logic là hoạt động của não bộ để giải quyết một vấn đề. Tư duy logic cần dữ liệu đầu vào và não bộ sẽ phân tích để ra được hướng giải quyết.
    Người có khả năng tư duy logic cao là người có khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề tốt dựa trên những dữ liệu, dữ kiện có sẵn trong não bộ. Dữ liệu này có thể là kiến thức hoặc kinh nghiệm của người đó. Ngoài ra, còn thể hiện khả năng lập luận, suy luận đánh giá một vấn đề nào đó tốt hay không?

1.3 Vận động tinh

  • Khả năng vận động tinh: là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện của trẻ. Đồ chơi trẻ sơ sinh, khối lắp ghép, đồ chơi nghệ thuật, sẽ giúp trẻ tập cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối, v.v. và tập làm các động tác phức tạp hơn như thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh. Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay và luyện viết chữ đẹp.

1.4 Ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo logic. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, nhưng mà nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá, cho nên khó phân biệt nó.
    Chức năng nghe hiểu và ghi nhớ ngôn ngữ nằm ở ngón này có nghĩa là khả năng tiếp nhận thông tin đầu vào bằng ngôn ngữ.

1.5 Quan sát

  • Khả năng quan sát là khả năng quan sát chi tiết tiểu tiết, màu sắc trắng đen, khả năng tìm kiếm đồ vật hay phỏng đoán khoảng cách bằng mắt. Người có khả năng quan sát này cao thường quan sát rất tốt về mặt cái sai cái lỗi ở văn bản, thường có xu hướng thích đọc sách và thời gian đọc rất lâu.

 

2. Các chức năng não bộ trên tay trái

2.1 Lãnh đạo

  • Khả năng lãnh đạo nói lên tầm nhìn xa trông rộng của một vấn đề, suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề tốt hay không
  • Khả năng lãnh đạo còn nói lên khả năng lãnh đạo bản thân và dẫn dắt người khác cùng làm việc với mình.
  • Ngoài ra khả năng này còn nói lên tham vọng và khả năng hoàn thiện bản thân cũng như giữ mối quan hệ bạn bè tốt hay không.

2.2 Tưởng tượng

  • Khả năng tưởng tượng nói lên sự sáng tạo, hình thành ý tưởng mới, sự hình dung, liên tưởng vấn đề. Ngoài ra, còn nói lên sự tự tin và thể hiện bản thân
  • Khả năng tưởng tượng càng cao càng đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề càng tốt. Người có khả năng tưởng tượng cao thường thích nêu lên ý tưởng, sáng kiến và có xu hướng thích học vẽ, lắp ráp, thiết kế.

Nếu bạn có chủng vân tay R và Wp ở ngay ngón này thì cần môi trường phát huy về ý tưởng.

2.3 Vận động thô

  • Khả năng vận động thô thể hiện khả năng vận động toàn thân, sự uyển chuyển của cơ thể khi chơi các môn thể thao, chỉ số trong sinh trắc vân tay nói lên sức bền của cơ thể cũng như sức khỏe của người đó. Người có chỉ số cao thường có xu hướng thích làm việc nhà hoặc vận động nhiều vì rất lâu mệt.
  • Riêng người mang chủng vân tay đặc biệt At, Wp, R thì tài năng ở thể thao vô cùng lớn cần môi trường phát huy tối đa. Riêng chủng At cần kích hoạt gấp để không lãng phí tài năng.

2.4 Âm thanh

  • Khả năng âm thanh thể hiện sự cảm âm của thính giác, cảm thụ âm nhạc, các loại âm thanh tiếng ồn, chỉ số càng cao càng thể hiện nhạy cảm âm thanh của người đó.
  • Vd: Nghệ sĩ Kim Cương có chủng vân tay Wp và chỉ số vượt trội hẳn nên khả năng cảm thụ âm nhạc và truyền tải cảm xúc thông qua bài hát tốt.

2.5 Thẩm mỹ

  • Là khả năng quan sát tổng quan về màu sắc, phối màu, phối đồ, nhìn vào tổng thể bức tranh, khung cảnh thấy đẹp hay không. Người có khả năng thẩm mỹ cao thường có biểu hiện từ lúc còn nhỏ về việc tô màu, cách ăn mặc, yêu thích thiên nhiên.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với SWOT

 Lựa chọn ngành nghề của mỗi người là việc rất quan trọng và việc lên chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp thậm chí còn quan trọng hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân lại càng quan trọng hơn, vì đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Đó cũng chính là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của cả học sinh và lẫn các bậc phụ huynh mỗi mùa thi đến. Hãy cùng trải nghiệm cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp thông qua bài viết này của chúng tôi.

 

1. Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp dựa theo sở thích

Ngành nghề xã hội rất phong phú, đa dạng, khi bạn yêu thích, say mê một nghề nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Vì vậy, chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng và hiểu được sở thích nghề nghiệp sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Bạn không nên chọn ngành theo bạn bè, vì nếu không thực sự yêu thích bạn sẽ mất thời gian thi lại, học lại do không phù hợp với bản thân.

 

2. Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp dựa vào năng lực

Năng lực là khả năng bạn có thể theo học và làm được nghề. Học sinh có thể đánh giá năng lực của bản thân qua kết quả học tập trong 3 năm THPT. Ngoài ra, cần phải lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì và mình có đáp ứng được hay không.

Nếu khả năng, năng lực bản thân không đủ đáp ứng nhu cầu công việc, chắc chắn bạn không thể sống được bằng ngành nghề bạn đã học.

 

3. Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp dựa vào hoàn cảnh gia đình

Ngày nay, chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết khả năng và cân nhắc kỹ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.

 

4. Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp dựa vào nhu cầu xã hội

Sau khi ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, cơ hội thăng tiến cao là mơ ước của rất nhiều người. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ sớm bão hòa sau một thời gian không xa, vì có cầu ắt có cung, vì vậy một ngành được cho là “hot” hiện nay cũng không có gì đảm bảo là sẽ ổn định lâu dài.

 

Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

 

 Các bước để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân:

 

Bước 1: 11 nhóm công việc giúp bạn xác định nghề nghiệp

Các nghề liên quan đến nghệ thuật: Đây là những nghề cần sự đam mê và sự khéo léo. Có thể là những nghề liên quan đến việc vẽ, chạm trổ, thủ công hoặc trong các lĩnh vực âm nhạc, kịch,…

Các nghề liên quan đến công việc văn phòng và hành chính quản trị: Bạn có thể quan tâm tới công việc viết lách, thư từ, việc tổ chức, kiểm tra và ghi chép chính xác các thông tin. Cao hơn, bạn có thể thiết lập, tổ chức và kiểm tra các hoạt động của một cơ quan, một chương trình nào đó của công ty. Công việc văn phòng không nhất thiết phải ngồi một chỗ cả ngày. Lúc này hay lúc khác bạn có thể rời khỏi văn phòng ra ngoài để giải quyết công việc. Có thể là các công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hay với các nhân viên khác.

Các nghề liên quan đến việc phân tích số liệu: Bạn có thể ưa thích làm việc với những con số, công thức hay số liệu thống kê hay thực hiện các công việc tính toán, ước tính và định giá. Bạn cũng có thể sử dụng các dữ liệu, kết quả điều tra, máy vi tính để thu thập, đánh giá và tổng hợp thông tin. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực này có đầu óc phân tích, có khả năng sử dụng số liệu để dự báo và dự đoán các xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, dân số cũng như các xu hướng phát triển khác.

Các nghề liên quan đến dịch vụ cộng đồng và trợ giúp: Bạn cũng có thể là một kiểu người ưa thích các công việc giúp đỡ, hướng dẫn người khác. Công việc bạn làm cũng có thể liên quan tới lợi ích cộng đồng, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, các dịch vụ bảo vệ hay thông tin.

Các nghề liên quan đến tiếp xúc cá nhân: Bạn có khả năng dễ dàng giao tiếp với người khác. Công việc của bạn là thảo luận, tiếp xúc với các ý kiến và hành vi của người khác. Bạn cần có những lập luận và kỹ năng nghe tốt, tạo ấn tượng tốt.

Các nghề liên quan đến nghiên cứu: Bạn thích làm việc với những ngôn từ và ý tưởng. Bạn thích diễn đạt ý kiến và ý tưởng của mình trong công việc viết lách và thảo luận. Bạn hay đưa ra các lập luận, các cách giải quyết vấn đề khác nhau…. Những lĩnh vực này liên quan nhiều đến công việc nghiên cứu.

Các nghề liên quan đến y tế: Bạn thích làm những công việc chữa trị, cứu trợ, vật lý trị liệu và các hoạt động y học khác. Bạn có thể phải làm việc trực tiếp với các bệnh nhân. Một vài người cảm thấy không thích thú lắm với việc này do họ sợ máu hay phẫu thuật.

Các nghề liên quan đến công việc ngoài trời: Bạn thích làm việc ở bên ngoài trong một môi trường mở và vận động, thường xuyên như là: kho hàng, nhà ga, ngành xây dựng, nông nghiệp, hầm mỏ và vận tải. Nhiều trường hợp tuy gọi là:“Công việc văn phòng”  nhưng vẫn liên quan đến công việc ngoài trời, ví dụ: nhân viên y tế cộng đồng, họa sỹ, kế toán nông nghiệp, các nhà sinh vật học…

Các nghề liên quan đến kỹ thuật và cơ khí: Bạn thích làm việc với các công cụ, thiết bị, máy móc và cả trong việc thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng chúng. Bạn cũng có thể làm việc thường xuyên với dụng cụ kỹ thuật, thiết kế hay lập kế hoạch và sử dụng máy tính nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế, sản xuất hay quản lý. Bạn có tính tỉ mỉ, thích biết bản chất sự việc như thế nào và tại sao những thứ đó lại diễn ra như vậy.

Các nghề liên quan đến công việc thủ công: Bạn là người thích kiểu công việc cần phải sử dụng tay và sử dụng các công cụ, dụng cụ để làm việc. Bạn có thể là người ưa thích nhiệm vụ thực hành mà cần có độ chính xác cao.

Các nghề liên quan đến khoa học: Bạn ưa thích việc quan sát và đánh giá. Điều này thường liên quan đến công việc nghiên cứu khoa học và thí nghiệm. Bạn cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ trong những thí nghiệm phức tạp và các quan sát đánh giá khác nhau.

Bước 2: Trả lời các câu hỏi: Bạn có thích hay không thích loại công việc này? Bạn thích loại công việc này ở mức độ nào?

Hãy trả lời các câu hỏi đó vào bảng dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô phù hợp:

Không thíchKhông say mêKhông chắc chắnThíchRất thích
Nghệ thuật
Văn phòng và hành chính quản trị
Phân tích số liệu
Các dịch cụ cộng đồng và trợ giúp
Tiếp xúc cá nhân
Nghiên cứu
Y tế
Công việc ngoài trời
Kỹ thuật và cơ khí
Công việc thủ công
Khoa học

 

Bước 3: Hãy xem phần các hình thức việc làm tương ứng với các nhóm sở thích, bạn hãy đọc tất cả các nghề được giới thiệu trong nhóm nghề mà bạn đã chọn “Thích”  và “Rất thích”.

 

Bước 4: Hãy viết ra những nghề mà bạn thích và bản thân bạn mong muốn được làm việc bằng những nghề đó. Nếu như có nghề nào mà bạn chưa chắc chắn thì hãy xem phần giới thiệu một số nghề ở phần tham khảo, nếu như nghề mà bạn chọn không có trong phần này, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về nghề đó trước khi quyết định đưa vào danh sách những nghề ưa thích của bạn.

 

Bước 5: Hãy quyết định nghề nào mà bạn mong muốn từ danh sách những nghề mà bạn đã liệt kê trong bước 4. Bạn hãy tìm hiểu sâu về nghề đó bằng cách xem phần Giới thiệu một số nghề trong phần tham khảo của cuốn sách này. Nếu như nghề đó không có trong phần tham khảo thì bạn có thể đến các trung tâm giới thiệu việc làm gần nơi bạn sống để tìm hiểu, bạn cũng có thể tìm hiểu thông qua người thân, thầy cô, bạn bè hoặc những người đang làm việc mà bạn biết,…

 

Bước 6: Nếu như bạn không tìm thấy nghề nào mà bạn yêu thích sau bước 4 và 5 thì có thể có những nguyên nhân sau:

Bạn có một số khó khăn trong việc quyết định. Bạn cần phải hiểu rằng những ý tưởng về nghề nghiệp chỉ là tạm thời và đôi khi bạn sẽ thay đổi nghề nghiệp trong tương lai.
Có khi bạn chưa chọn đúng nhóm nghề mà bạn thực sự ưa thích. Bạn hãy bắt đầu lại từ bước 1 và cần phải thận trọng hơn trong việc quyết định.

 

Gợi ý khác cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Trên thực tế, ngoài SWOT ra còn có rất nhiều cách khác giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. Chọn nghề nghiệp phù hợp bằng sinh trắc vân tay cũng đang là một xu thế ở Việt Nam nói riêng và các nước phát triển khác nói chung. Ưu thế lớn nhất của việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp bằng sinh trắc vân tay chính là thông qua các phương pháp sinh trắc vân tay được nghiên cứu kĩ lưỡng sẽ cho phép bạn biết nhiều hơn về tiềm năng của bản thân cũng như điểm mạnh, yếu của mình. Hãy thử tìm hiểu thêm về lựa nghề nghiệp phù hợp bằng sinh trắc vân tay để có thêm thông tin giúp bạn có được định hướng phát triển cũng như công việc mà bạn mong muốn nhất.

 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi và xin chúc các bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân cũng như thành công trong công việc mình lựa chọn .

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Mức độ nhạy bén trong học tập và bốn chỉ số cơ bản

 Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng về mức độ nhạy bén trong học tập cũng như các chỉ số cơ bản trong sinh trắc vân tay. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều này nhé.

 

1. ĐỘ NHẠY BÉN TRONG HỌC TẬP

– Góc độ nhạy bén ATD còn được gọi là góc độ nhạy bén trong học tập, chỉ số này nằm trung bình trong khung 35 – 45.

– Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này.

  • Tại thời điểm đo chỉ số này phản ánh trạng thái tinh thần của bạn tại lúc đó đang tốt hay không ? Ổn định hay không? Có vấn đề gì còn tồn đọng bên trong suy nghĩ mà bạn chưa giải quyết được
  • Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến góc ATD, là chỉ số phản ánh mức độ phản xạ của bản thân bạn so với bên ngoài môi trường còn nhanh nhạy hay không?

– Góc độ nhạy bén thường chỉ ảnh hưởng đến người trưởng thành, còn trẻ em chưa ảnh hưởng nhiều. Nếu một người có gốc nhạy bén này trên 50 thì có khả năng bản thân của họ đang gặp phải vấn đề gì đó về mặt tinh thần hay ít vận động thể chất. Và chỉ số cao ảnh hưởng đến bản thân họ khá nhiều vì làm cho họ tiếp nhận và xử lí thông tin cũng như phản xạ không còn nhanh nhạy so với mức bình thường nữa.

 

2. CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN

 

Mức độ nhạy bén trong học tập và bốn chỉ số cơ bản

Mức độ nhạy bén trong học tập và bốn chỉ số cơ bản

 

  • Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient).

Chỉ số cảm xúc giúp chúng ta nhận biết được cảm xúc của bản thân và của người khác. Thể hiện sự thông cảm, tạo động lực thúc đẩy, lòng trắc ẩn và khả năng phản ứng một cách hợp lý với những niềm vui, hạnh phúc và cả nỗi đau thông qua sự thấu hiểu cảm xúc của chính bản thân và người khác và đưa ra hành động phù hợp.

  • Chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient).

Chỉ số thông minh thể hiện mức độ nhạy bén, linh hoạt của bản thân, thể hiện khả năng hiện thực hóa những suy nghĩ trừu tượng, điều chỉnh bản thân phù hợp với môi trường. Hành động nhạy bén này bao gồm việc nắm bắt những yếu tố then chốt trong một tình huống và phản ứng lại một cách hiệu quả

  • Chỉ số vượt khó AQ (Adversity Quotient).

AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó). Tại sao một số người trở nên xuất chúng và rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ. Đó là chỉ số dùng để đo xem ai có thể đương đầu và chinh phục những khó khăn nghịch cảnh.
Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ số báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
Đối diện khó khăn.

  1. Xoay chuyển cục diện.
  2. Vượt lên nghịch cảnh.
  3. Tìm được lối ra.

Đa phần những người có chỉ số EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhưng không phải bao giờ và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Thực tế cho thấy rất nhiều người tốt về cảm xúc, tốt về nhân cách nhưng… việc không thành, cuộc đời vẫn lắm bất hạnh.
Nếu không tự nâng cao chỉ số AQ, người thông minh và người hiền thục vẫn có thể là người bất hạnh, không vượt qua được nghịch cảnh. Sự thành đạt hay niềm hạnh phúc khi thành công, bao giờ cũng có “giá” phải trả. Giá càng “đắt” và càng chính đáng (ngay thẳng) thì hạnh phúc càng lớn và càng đáng để ta tự hào.
IQ, theo quan niệm của nhiều người, là những khái niệm “fix”, có nghĩa là phần nhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, EQ và AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”.

  • Chỉ số sáng tạo CQ (Creative Quotient)

CQ là viết tắt của từ Creative Quotient – Chỉ số sáng tạo. Chỉ số sáng tạo đánh giá khả năng sáng tạo thiên phú trong đời sống nội tâm, sức tưởng tượng và khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, cải tiến và thể hiện từ ý nghĩ đến thực tế.

Error 404

The page you were looking for, could not be found. You may have typed the address incorrectly or you may have used an outdated link.

Go to Homepage