Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng về mức độ nhạy bén trong học tập cũng như các chỉ số cơ bản trong sinh trắc vân tay. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều này nhé.
1. ĐỘ NHẠY BÉN TRONG HỌC TẬP
– Góc độ nhạy bén ATD còn được gọi là góc độ nhạy bén trong học tập, chỉ số này nằm trung bình trong khung 35 – 45.
– Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này.
- Tại thời điểm đo chỉ số này phản ánh trạng thái tinh thần của bạn tại lúc đó đang tốt hay không ? Ổn định hay không? Có vấn đề gì còn tồn đọng bên trong suy nghĩ mà bạn chưa giải quyết được
- Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến góc ATD, là chỉ số phản ánh mức độ phản xạ của bản thân bạn so với bên ngoài môi trường còn nhanh nhạy hay không?
– Góc độ nhạy bén thường chỉ ảnh hưởng đến người trưởng thành, còn trẻ em chưa ảnh hưởng nhiều. Nếu một người có gốc nhạy bén này trên 50 thì có khả năng bản thân của họ đang gặp phải vấn đề gì đó về mặt tinh thần hay ít vận động thể chất. Và chỉ số cao ảnh hưởng đến bản thân họ khá nhiều vì làm cho họ tiếp nhận và xử lí thông tin cũng như phản xạ không còn nhanh nhạy so với mức bình thường nữa.
2. CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN
Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient).
Chỉ số cảm xúc giúp chúng ta nhận biết được cảm xúc của bản thân và của người khác. Thể hiện sự thông cảm, tạo động lực thúc đẩy, lòng trắc ẩn và khả năng phản ứng một cách hợp lý với những niềm vui, hạnh phúc và cả nỗi đau thông qua sự thấu hiểu cảm xúc của chính bản thân và người khác và đưa ra hành động phù hợp.
Chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient).
Chỉ số thông minh thể hiện mức độ nhạy bén, linh hoạt của bản thân, thể hiện khả năng hiện thực hóa những suy nghĩ trừu tượng, điều chỉnh bản thân phù hợp với môi trường. Hành động nhạy bén này bao gồm việc nắm bắt những yếu tố then chốt trong một tình huống và phản ứng lại một cách hiệu quả
Chỉ số vượt khó AQ (Adversity Quotient).
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó). Tại sao một số người trở nên xuất chúng và rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ. Đó là chỉ số dùng để đo xem ai có thể đương đầu và chinh phục những khó khăn nghịch cảnh.
Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ số báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
Đối diện khó khăn.
- Xoay chuyển cục diện.
- Vượt lên nghịch cảnh.
- Tìm được lối ra.
Đa phần những người có chỉ số EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhưng không phải bao giờ và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Thực tế cho thấy rất nhiều người tốt về cảm xúc, tốt về nhân cách nhưng… việc không thành, cuộc đời vẫn lắm bất hạnh.
Nếu không tự nâng cao chỉ số AQ, người thông minh và người hiền thục vẫn có thể là người bất hạnh, không vượt qua được nghịch cảnh. Sự thành đạt hay niềm hạnh phúc khi thành công, bao giờ cũng có “giá” phải trả. Giá càng “đắt” và càng chính đáng (ngay thẳng) thì hạnh phúc càng lớn và càng đáng để ta tự hào.
IQ, theo quan niệm của nhiều người, là những khái niệm “fix”, có nghĩa là phần nhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, EQ và AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”.
Chỉ số sáng tạo CQ (Creative Quotient)
CQ là viết tắt của từ Creative Quotient – Chỉ số sáng tạo. Chỉ số sáng tạo đánh giá khả năng sáng tạo thiên phú trong đời sống nội tâm, sức tưởng tượng và khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, cải tiến và thể hiện từ ý nghĩ đến thực tế.