Phương pháp Reggio Emilia là một phương pháp giáo dục sớm còn khá mới tại Việt Nam. Khác với các phương pháp giáo dục sớm phổ biến như phương pháp Montessori hay phương pháp Glenn Doman, phương pháp này khá khó để giải thích. Tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận hiệu quả của phương pháp giáo dục sớm này, Reggio Emilia có những ưu điểm mà không phương pháp nào có được.
1. Lịch sử hình thành của phương pháp Reggio Emilia
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được đặt tên không phải dựa trên tên một nhà khoa học hay một nhà tâm lý nổi tiếng. Phương pháp này được nhà tâm lý học người Italy, Loris Malaguzzi (1920-1994) phát triển sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 vừa kết thúc và được đặt tên theo ngôi làng Reggio Emilia ở phía bắc nước Ý. Nơi đây hứng chịu những hậu quả nặng nề sau thế chiến thứ hai, nhất là việc không có trường học nào cho trẻ em. Nhưng bằng sự yêu thương và niềm hi vọng vào con trẻ, những người dân nơi đây đã tìm đủ mọi cách để xin đồ xây dựng trường học, thậm chí cả những người cao tuổi cũng góp sức của mình để giúp bọn trẻ có những bữa ăn.
Không có giáo viên, trẻ phải học bằng cách tự khám phá, tự đặt ra câu hỏi . Cứ như vậy bọn trẻ nơi đây lớn và trưởng thành dần. Một ngày nọ, Loris Malaguzzi xuất hiện và đề ra với những người quản lý ở đây phương pháp giáo dục, lấy trẻ làm trung tâm và cho chúng quyền tự do khám phá, tìm tòi và lấy tên chính ngôi làng này đặt tên cho nó.
Hiện nay, rất nhiều trường học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng đang áp dụng phương pháp Reggio Emilia trong việc giáo dục cho trẻ. Thúc đẩy trí tưởng tượng, sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề độc lập của trẻ bằng cách cho trẻ tham gia những hoạt động nhóm cũng như các hoạt động đòi hỏi sự độc lập.
Lợi ích mà phương pháp Reggio Emilia đem lại :
- Kích thích trí tò mò, khả năng quan sát xung quanh của trẻ.
- Giúp trẻ tự khám phá thế giới xung quanh.
- Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động
- Tăng cường khả năng làm việc nhóm của trẻ.
- Giúp trẻ biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.
2. Những đặc điểm của phương pháp Reggio Emilia:
Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động: Trẻ được tự do khám phá, đặt ra câu hỏi khi không hiểu và đề xuất các phương án trả lời cho các câu hỏi đó. Mọi hoạt động của trẻ đều tự làm, giáo viên hoặc những người giúp đỡ chỉ giúp đỡ khi trẻ gặp những vướng mắc không thể trả lời.
Trẻ hiện thực hóa suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau: Trong khi thực hiện bất kì một công việc nào, trẻ sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ, sự sáng tạo khác nhau. Trẻ có thể tự hiện thực hóa những suy nghĩ của mình thông qua cách giải quyết công việc đó.;
Môi trường cũng đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển của trẻ: Trong phương pháp Reggio Emilia thì môi trường chính là nơi để trẻ hiện thực hóa những ý tưởng của mình. Trẻ sẽ tự do sáng tạo những, làm những điều mình thích phù hợp, sẽ không có sự áp đặt, ép buộc nào với trẻ.
3. Những lưu ý quan trọng khi tiếp cận phương pháp Reggio Emilia:
Giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ trẻ khám phá , không được phép áp đặt suy nghĩ cho trẻ, chỉ hướng dẫn và đồng hành cùng bé.
Giáo viên cũng phải là những người nhiệt huyết, vui vẻ và đặc biệt yêu thích thiên nhiên. Nguyên nhân là chính những giáo viên này là cầu nối trẻ đến với hành trình tự khám phá.
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong phương pháp Reggio Emilia, vì trẻ sẽ khám phá, học hỏi kiến thức thông qua thiên nhiên.
Phương pháp Reggio Emilia là một phương pháp mang đến cho trẻ sự tự do thể hiện bản thân, thoải mái phát huy tiềm năng còn ẩn sâu . Chính vì vậy, nếu các bậc phụ huynh quyết định lựa chọn phương pháp giáo dục sớm này đừng áp đặt hay ràng buộc trẻ. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp Reggio Emilia, một phương pháp giáo dục sớm cho trẻ. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.