Main Posts Background Image

Main Posts Background Image

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Khám phá bản thân là gì ?

 Đó liệu có chỉ đơn giản là niềm tin mà chúng ta xác định rằng chúng ta có những cái khác biệt so với người khác. Khả năng thì không đổi nhưng việc chúng ta sử dụng bao nhiêu năng lực của mình có hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn định dạng bản thân. Vậy “Tôi là ai?”.

 

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi khám phá bản thân là gì

Tổng thống Pháp Charles De Gaulle đã nói: “Sẽ chẳng có điều gì vĩ đại được thực hiện nếu không có những con người vĩ đại, và con người chỉ vĩ đại khi họ quyết tâm trở nên vĩ đại”.

Những điều chúng ta có thể làm hay không thể làm, những điều khả thi hay không khả thi hiếm khi xuất phát từ khả năng thực sự của chúng ta. Nó liên quan nhiều đến niềm tin “Tôi là ai” hơn. Khi gặp một vấn đề mà bản thân “cảm thấy” rằng không thể làm được là chúng ta xây dựng “rào chắn” – nhân dạng hay hình ảnh hạn chế, yếu kém của bản thân.

Có nhiều cách để mô tả bản thân – thông qua trạng thái cảm xúc, nghề nghiệp, địa vị, thu thập, vai trò, hành vi, những vật sở hữu, tín ngưỡng, vẻ bề ngoài, quá khứ, thậm chí qua những gì mà chúng ta không phải thế.

Nhận dạng của bạn bè cũng có xu hướng ảnh hưởng đến chúng ta. Thường thì khi bạn tin họ là người như thế nào, đó cũng là sự phản ánh niềm tin của bạn về chính mình.

Khám phá ra bản thân là phải nhận dạng bản thân mình, xác định được “Tôi là ai”. Ngoài ra việc khám phá ra bản thân còn phải quản lý được bản thân mình. Việc quản lý bản thân phải theo sự tiến triển của nhận dạng bản thân và phải luôn luôn xác định lại bản thân trong một thế giới năng động và cởi mở ngày nay.

 

Khám phá bản thân là gì ?

Khám phá bản thân là gì ?

 

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn phải trả lời nhiều câu hỏi trong tương lai như:

  • Hy vọng và ước mơ của bạn là gì?
  • Bạn sẽ ở đâu trong 10 hay 15 năm tới?
  • Bạn sẽ sống 10 năm tiếp theo như thế nào?
  • Hiện tại bạn sống như thế nào để có thể tạo dựng nên tương lai như mong muốn?
  • Trong hiện tại và về lâu dài, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn?
  • Bạn có thể làm gì để định hình nên vận mệnh cuộc đời mình?

Muốn trả lời những câu hỏi trên đòi hỏi chúng ta phải hiểu được bản thân mình và quản lý được bản thân mình. Boris Pasternak từng nói: “Chúng ta sinh ra để sống chứ không phải đề chuẩn bị sống”. Do vậy, chúng ta cần phải biết mình là ai trong cuộc đời này. Đó chính là khám phá ra bản thân mình.

Hiểu rõ bản thân không những giúp chúng ta kiểm soát những cảm xúc tiêu cực mà còn giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi hiểu rõ bản thân thì chúng ta mới có kế hoạch nghề nghiệp đúng đắn.

Để được thành công, hạnh phúc trong cuộc đời thì việc đầu tiên và vô cùng quan trọng đó là phải thấu hiểu bản thân. Thấu hiểu chính bản thân mình là cả một quá trình nổ lực liên tục chứ không hề đơn giản. Khả năng nhận thức và khả năng lắng nghe hỗ trợ rất nhiều trong việc thấu hiểu bản thân.

Hàng năm có hàng ngàn tân sinh viên nhập học ngành học mình không mong muốn, hoặc không biết sau này mình sẽ ra làm nghề gì. Cũng số lượng đó, 70% tân cử nhân ra trường làm trái ngành nghề hoặc thất nghiệp một thời gian dài vì không tìm được công việc phù hợp cho mình. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là các bạn sinh viên thường không hiểu bản thân mình có gì và mình muốn gì ở cuộc đời này. Khi được hỏi, rất nhiều người không xác định được dự định của bản thân trong vòng 2-5 năm tới, và hoặc có ước mơ chung chung như “muốn có việc làm lương cao, ổn định, gia đình hạnh phúc”. Nhưng làm thế nào để đạt được ước mơ đó, rất ít người trả lời được.

Thông qua bài viết này hi vọng đã giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của câu hỏi khám phá bản thân là gì? Hi vọng bạn sẽ có được câu trả lời cho riêng mình trên con đường khám phá bản thân. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi.

 

Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân

 Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì mà không thực sự hiểu và tìm kiếm điểm mạnh của bản thân. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình. Họ không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con người có ít nhu cầu biết về điểm mạnh của họ. Một người khi sinh ra đã được sắp sẵn một vị trí và vị trí đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân; con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công và cứ thế tiếp diễn. Nhưng thời đại ngày nay con người có nhiều sự lựa chọn. Chúng ta biết những mặt mạnh của mình để có thể nhận thức được chúng ta thuộc về nơi nào.

 

Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân là việc không hề đơn giản

Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân là việc không hề đơn giản

 

Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân

 

Thứ nhất, cách để khám phá sức mạnh của mình là qua phân tích những thông tin phản hồi. Bất cứ khi nào chúng ta phải ra một quyết định hay một hành động quan trọng, hãy viết ra những gì mình mong muốn sẽ xảy ra. Chín hay mười hai tháng sau, so sánh kết quả thực sự so với mong muốn trong quá khứ.

Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm điểm mạnh của bản thân chỉ trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất mà chúng ta nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho chúng ta rằng họ đang làm cái gì vả thất bại khi làm, cái gì đã ngăn cản họ có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra cho thấy chúng ta đặc biệt không có khả năng ở lĩnh vực nào, lĩnh vực nào họ chẳng có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó. Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi. Đầu tiên và quan trọng nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những nơi có thể phát huy tối đa kết quả.

Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những phân tích sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào chúng ta cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của chúng ta và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm.

Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người – đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình – coi thường những tri thức thuộc ngành khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kỹ sư hàng đầu có xu hướng tự hào khi mình chẳng biết một chút nào về kế toán. Nhưng tự hào về sự ngu dốt của mình là tự lừa phỉnh mình mà thôi. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức chúng ta cần đề nhận thức một cách đầy đủ nhất những điểm mạnh của mình.

Thứ tư, phát hiện những thói quen xấu. Việc sửa chữa những thói quen xấu của mình – những việc làm hoặc làm nhưng thất bại dần ngăn cản sự hiệu quả và thành công của chúng ta – cũng quan trọng không kém. Những thói quen xấu này sẽ nhanh chóng bị phát hiện trong thông tin phản hồi. Đồng thời, phân tích thông tin phản hồi cũng cho thấy khi nào vấn đề này thiếu một cách thức ứng xử thích hợp để xử lý. Cách thức ứng xử là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức. Cách ứng xử – đơn giản như nói “làm ơn” và “cảm ơn” và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó – làm cho hai người có thể làm việc chung với nhau và liệu rằng họ có ưa người kia hay không. Những cá nhân xuất sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như các phân tích chỉ ra rằng khi công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, ai đó xuất sắc nhưng thất bại: hết lần này đến lần khác, thì rất có thể đâu đó thiếu đi sự nhã nhặn, thiếu đi một cách ứng xử đúng mực.

 

Giá trị của việc Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân

Giá trị của việc Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân

 

Việc so sánh mục tiêu hy vọng với kết quả thực tế cũng chỉ ra cái gì không nên làm. Chúng ta đều có vô số những lĩnh vực mà chúng ta không có khả năng hay kỹ năng hoặc thậm chí chẳng có cơ hội trở thành một nữa: trung bình trong lĩnh vực đó. Trong những lĩnh vực này, một cá nhân – đặc biệt trong trường hợp một công nhân tri thức – không nên nhận làm. Một người nên nỗ lực càng ít càng tốt khi cố cải thiện những lĩnh vực mà mình chẳng có khả năng. Việc cải thiện từ yếu kém lên hạng trung bình làm tiêu tốn nhiều năng lượng và khối lượng công việc lớn hơn nhiều việc cải thiện khả năng làm việc tốt nhất của mình lên hạng xuất sắc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người – đặc biệt là hầu hết các giáo viên và hầu hết các tổ chức – tập trung vào biến những người hạng yếu kém trong một lĩnh vực nào đó lên hạng trung bình. Thay vào đó năng lượng, các nguồn lực và thời gian nên được đầu tư biến một người có khả năng bản thân thành một ngôi sao chói sáng trong lĩnh vực của họ.

42 năng lực kiểu Harvard giúp bạn khám phá tài năng của mình

 Mục tiêu của bạn trong việc sử dụng hướng dẫn này không phải để chọn nhiều năng lực nhất có thể mà lựa chọn những năng lực có thể thực sự giúp bạn khám phá tài năng thực sự nào có thể giúp cho bạn áp dụng trong công việc của mình.

Điều chính là phải tập trung từ 8-10 (không có con số kỳ diệu) năng lực quan trọng nhất như một khung hay mô hình năng lực, sau đó thu hẹp xuống còn tư 3-5 năng lực sử dụng trong quản lý và phát triển hiệu suất.

Khi đã lựa chọn được 3-5 năng lực, một thực hành tốt là chọn ra vài năng lực nào đó là điểm mạnh quan trọng (dựa trên mục tiêu của bạn) để tiếp tục xây dựng. Ngoài ra, có thể chọn thêm vài năng lực để phát triển. Sự cung cấp này giúp cho sự cân bằng giữa tính chắc chắn và nhu cầu phát triển.

 

42 năng lực kiểu Harvard giúp bạn khám phá tài năng của mình

42 năng lực kiểu Harvard giúp bạn khám phá tài năng của mình

 

Phân loại 42 năng lực theo Đại học Harvard giúp bạn khám phá tài năng bản thân :

  1. Khả năng thích ứng (Adaptability)
  2. Xếp đặc hiệu suất để thành công (Aligning Performance for Success)
  3. Học ứng dụng (Applied Learning)
  4. Xây dựng một đội/nhóm thành công (Building a Sucessful Team)
  5. Xây dựng khách hàng trung thành (Building Customer Loyalty)
  6. Xây dựng mối quan hệ đối tác (Building Partnership)
  7. Xây dựng mối quan hệ tích cực làm việc-Làm việc nhóm/hợp tác (Building Positive Working Relationships-Teamwork/Collaboration)
  8. Tạo dựng lòng tin (Building Trust)
  9. Huấn luyện (Coaching)
  10. Giao tiếp (Communication)
  11. Không ngừng học tập (Continuous Learning)
  12. Góp phần vào sự thành công của đội/nhóm (Contributing to Team Success)
  13. Hướng đến khách hàng (Customer Focus)
  14. Ra quyết định (Decision Making)
  15. Ủy thác hay phân quyền (Delegation)
  16. Phát triển người khác (Developing Others)
  17. Nhiệt tình (Energy)
  18. Tạo điều kiện thay đổi (Facilitating Change)
  19. Theo dõi (Follow-up)
  20. Thuyết trình chính thức (Formal Presentation)
  21. Đạt được sự cam kết (Gaing Commitment)
  22. Gây ảnh hưởng (Impact)
  23. Theo dõi và giám sát thông tin (Information Mornitoring)
  24. Sáng kiến (Initiating Action, Initiative)
  25. Đổi mới (Innovation)
  26. Lãnh đạo/Sống có tầm nhìn và có giá trị (Leading/Living The Vision and Value)
  27. Quản lý xung đột (Managing Conflict)
  28. Tổ chức công việc và quản lý thời gian (Managing Work(Includes Time Management)
  29. Lãnh đạo cuộc họp (Meeting Leadership)
  30. Tham dự hội nghị (Meeting Participation)
  31. Đàm phán (Negotiation)
  32. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện (Planning and Organizing)
  33. Định hướng chất lượng (Quality Orientation)
  34. Chấp nhận rủi ro (Risk Taking)
  35. Nhận thức về an toàn (Safety Awareness)
  36. Khả năng/Sự thuyết phục bán hàng (Sales Ability/Persuasiveness)
  37. Ra quyết định có chiến lược (Strategic Decision Making)
  38. Khả năng chịu đựng stress (Stress Tolerance)
  39. Kiến thức và kỹ năng kỹ thuật/chuyên môn (Technical/Professional Knowledge and Skills)
  40. Kiên định (Tenancity)
  41. Khả năng đánh giá sự khác biệt (Valuing Diversity)
  42. Chuẩn mực công việc (Work Standards)

Trắc nghiệm MBTI – Phương pháp trắc nghiệm giúp khám phá tài năng

 Phân loại tính cách thông qua phương pháp trắc nghiệm MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà – Isabel Briggs. Sau nhiều năm được nghiên cứu và phát triển thêm, MBTI được xem là công cụ phân loại tính cách chính xác nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. MBTI đã được dịch ra gần 78 ngôn ngữ và cứ mỗi năm trên thế giới lại có hàng triệu người làm trắc nghiệm MBTI để hiểu thêm về tính cách của bản thân.

Nói đến tính ứng dụng của MBTI, tạp chí All Business đã nhận định: “Đánh giá nhân viên là việc làm rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Song đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị khiến các nhà quản lý luôn cảm thấy e ngại, nhất là khi họ phải đưa ra những nhận xét không mấy tích cực. Bên cạnh đó hiểu biết về loại tính cách MBTI sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn, lý giải được câu hỏi tại sao mình có xu hướng hành động khác những người khác.

Trắc nghiệm MBTI – Phương pháp trắc nghiệm giúp khám phá tài năng

 

MBTI cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong những mối quan hệ nhờ thấu hiểu và thông cảm được với suy nghĩ và hành động của những người xung quanh mình, từ đó có cách ứng xử phù hợp và khéo léo nhất. Bên cạnh đó, MBTI cũng là một trong những công cụ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân cũng như xác định nhữngđính hướng tương laic ho mình.  MBTI đưa ra bốn chỉ số đánh giá cách suy nghĩ và phản ứng của mỗi người, đó là:

  • Khuynh hướng tự nhiênhướng nội/hướng ngoại
  • Cách thức nhận diện thế giớitổng hợp/cụ thể
  • Cách thức quyết định: dựa trên lý trí/tình cảm
  • Cách thức nhìn về tương laicó kế hoạch/thích nghi với hoàn cảnh.

 

Trắc nghiệm MBTI

Trắc nghiệm MBTI

 

MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí:

  • XU HƯỚNG TỰ NHIÊN: Extraversion (Hướngngoại)/ Introversion
    (Hướng nội): Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài.
  • Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật
  • Hướng nội – hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng

 

  • TÌM HIỂU VÀ NHẬN THỨC THẾ GIỚI: Sensing (Giác quan)/ iNtuition (Trực giác): Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.
    – Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.

 

  • Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành cácmô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.
  • QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỌN LỰA: Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)
    ​Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.
  • Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.
  • Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.
  • CÁCH THỨC HÀNH ĐỘNG: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt): Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.
  • Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ rang
  • Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.

Từ đó, MBTI đã đưa ra 16 nhóm tính cách với những năng khiếu, sở thích và lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, trở thành một chỉ số tham khảo về nghề nghiệp và khả năng làm việc nhóm đáng tin cậy nhất hiện nay. Cũng theo đánh giá của tạp chí All Business: “Việc bộc lộ những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người theo một khuôn mẫu được thiết lập như kiểu MBTI sẽ cung cấp các chỉ dẫn, đường lối cho môi trường làm việc, qua đó đẩy mạnh lòng tin và sự cộng tác giữa các nhân viên. Mọi người sẽ nhanh chóng nhận ra không dạng tính cách nào tốt hơn dạng tính cách nào – giữa chúng chỉ có sự khác nhau. MBTI cũng cho các nhân viên thấy làm thế nào để sự khác biệt của từng cá thể có thể tạo ra thành công chung của tập thể”.

Trước khi thực hiện bài test MBTI ở phần phụ lục các bạn cần lưu ý:

  • Trắc nghiệm MBTI không phải là một thước đo chấm điểm mỗi cá nhân.
  • Không có loại tính cách nào là tốt nhất.
  • Mỗi loại tính cách đều có điểm mạnh, điểm yếu, đều có thể mắc sai lầm cũng như làm được những điều vĩ đại.

Nắm quyền kiểm soát bản thân

 Trong thực tế, bạn là chủ tịch của công ty dịch vụ bản thân đó chứ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm các khâu từ: sản xuất, kiểm soát công ty ( kiểm soát bản thân ) , nghiên cứu và phát triển, tiếp thị, tài chính, và bán hàng.

Nếu bạn xem mình như một người làm công, tất cả tùy vào mệnh lệnh của người khác. Từ làm gì, học gì, ăn gì… Bạn có đang mất dần quyền kiểm soát cuộc sống không? Điều này có thể gây tử vong cho thành công lâu dài của bạn.

Mặt khác, nhìn mình như là một người lao động tự do, bạn thấy rằng bạn cũng tự chịu trách nhiệm tất cả mọi thứ xảy ra bởi vì hành động và thái độ của bạn.

Bây giờ là lúc bạn quyết định làm thế nào để sử dụng tài năng và khả năng theo cách như vậy mà vẫn được trả tiền nhiều. Không có ai khác sẽ làm điều đó cho bạn. Bạn là ông chủ! Những người khác có thể giúp bạn, chỉ cho bạn đi đúng hướng và thậm chí cho bạn cơ hội. Nhưng trong khâu phân tích cuối cùng, không ai có thể đưa ra quyết định quan trọng về tương lai và cơ đồ của bạn.

 

Nắm quyền kiểm soát bản thân

Nắm quyền kiểm soát bản thân

 

Xác định thế mạnh để kiểm soát bản thân

Dưới đây là bốn câu hỏi mà bạn cần tự hỏi mình một cách thường xuyên:

  1. Đâu là việc mà tôi thích làm nhất?
  2. Làm thế nào để mô tả công việc lý tưởng của tôi?
  3. Nếu tôi có thể làm tạI bất kỳ vị trí nào mà tôi thích, ở bất kỳ công ty mà tôi chọn… Thì đó là công việc gì?
  4. Nếu tôi trúng số được một triệu đô la, và tôi cần chọn một công việc làm ổn
định trong thời gian dài, tôi sẽ chọn công việc gì?

Khi phát hiện ra điểm mạnh của bạn, hãy tự hỏi bản thân: “Tài năng và khả năng của mình là gì?” Bạn đã thành công gì trong quá khứ? Điều gì bạn làm một cách dễ dàng mà dường như lại là khó khăn với người khác? Trong những lĩnh vực bạn từng làm, việc gì đem lại cho bạn nhiều niềm vui nhất? Tất cả các câu trả lời cho những câu hỏi trên là những dấu hiệu cho thấy cách làm thế nào để triển khai cho bản thân để tăng lợi nhuận trên công sức bỏ ra.

Là kết quả của quá trình đúc kết lâu dài, những gì bạn được học, những trải nghiệm, bề dày thành tích, điều bạn quan tâm và tầm nhìn tương lai… Những điều đó làm nên con người bạn. Bạn có thể làm cực kỳ tốt tại một vai trò nào đó. Bạn phải chịu trách nhiệm cho việc tìm ra vai trò đó là gì. Sau đó đặt cả trái tim mình vào những việc đang làm để hoàn thành tốt vai trò đó.

Chỉ khi bạn khám phá ra những gì bạn thực sự thích làm, rồi sau đó cam kết với chính mình rằng toàn tâm toàn ý với lựa chọn đó. Thì bạn mới bắt đầu sống thực sự và đạt được cuộc sống trọn vẹn.

 

Kiểm soát bản thân sẽ giúp bạn xác định rõ ràng bạn là ai

Kiểm soát bản thân sẽ giúp bạn xác định rõ ràng bạn là ai

 

Nắm quyền kiểm soát bản thân giúp bạn làm rõ được nhiều điều

Hãy xem lại công việc và khả năng hiện tại của bạn, rồi hỏi chính mình: “Tôi muốn trở thành ai trong ba hay năm năm tới?” Loại công việc nào mà bạn muốn được làm? Bạn muốn được làm việc với ai? Mức độ trách nhiệm trong công việc ra sao? Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền? Bạn muốn sống tại những quốc gia nào?

Hãy để trí tưởng tượng của bạn tuôn chảy tự do một lúc. Hãy tưởng tượng rằng không giới hạn cho những việc bạn có thể làm được, bạn có được tất cả những gìbạn muốn, ở những nơi mà bạn thích. Hãy tưởng tượng rằng tất cả sự lựa chọn của bạn đều hiện thực.

Nhìn tổng thể vào công việc và cuộc sống hiện tại của bạn, rồi tự hỏi “Những người nào tôi ngưỡng mộ và muốn được như thế?” Bạn biết những ai đang làm được việc mà bạn muốn làm và có phong cách sống như bạn hằng mong muốn? Bạn cần phải thay đổi gì để có cuộc sống như người đó? Hãy nhớ rằng: Bất cứ điều gì ai đó đã làm được, người khác cũng có thể làm như vậy! Bạn sẽ không bao giờ sao chép được chính xác 100% một ai đó, nhưng bạn không cần phải làm vậy. Bạn có thể sử dụng những thành tựu và lộ trình thành công của người khác như là các minh chứng và hướng dẫn bạn đi đến cuối cuộc hành trình. Thành công giống nhau, nhưng bạn là duy nhất, khác biệt và thành công theo cách của riêng bạn.

10 con người tiêu biểu trong khám phá tài năng bản thân

 Trong lịch sử nhân loại đã chứng kiến rất nhiều con người phi thường. Những con người đó có người thì phát triển bình thường nhưng lại có số phận vô cùng khổ đau, lại có người khuyết tật. Tuy vậy ở điểm chung nhất của họ là đã khám phá tài năng bản thân để vượt lên trên số phận của mình.

 

Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven

Nhạc sĩ thiên tài Beethoven bị khiếm thính nhưng vẫn để lại cho đời những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời. Giáo sư Stephen Hawking bị khuyết tật nhưng vẫn có nhiều đóng góp lớn cho vật lý lý thuyết thế giới. Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.

 

Thiên tài soạn nhạc Beethoven - tự khám phá tài năng bản thân để vượt lên số phận

Thiên tài soạn nhạc Beethoven – tự khám phá tài năng bản thân để vượt lên số phận

 

Giáo sư vật lý Stephen Hawking

Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac.

 

Sudha Chandran

Sudha Chandran sinh năm 1964, là tấm gương sáng về tinh thần vượt lên số phận, khuyết tật của bản thân. Cô từng tốt nghiệp khoa kinh tế của Đại học Mithibai ở Mumbai, Ấn Độ; sau đó lấy bằng thạc sĩ. Trong một tai nạn giao thông năm 1981, cô bị mất chân phải nhưng không thể đẩy lùi tinh thần thép của cô. Sau sự cố, cô phấn đấu trở thành một trong những vũ công xuất sắc nhất ở Ấn Độ, liên tục được mời tới các chương trình biểu diễn. Không chỉ là vũ công, cô còn thường xuyên xuất hiện trong các chương trình truyền hình của Ấn Độ.

 

Patrick Henry Hughes

Patrick Henry Hughes sinh ngày 10/3/1988 tại Louisville, Kentucky (Mỹ). Từ khi chào đời, Hughes không có mắt, tay chân không thể duỗi thẳng khiến cậu không thể đi được như người bình thường. Hughes được bố cho tiếp cận với piano từ lúc 9 tháng tuổi, sau đó là kèn. Truyền thông biết đến cậu bé khuyết tật này năm 2006 khi đang là sinh viên Đại học Louisville. Hôm đó, cậu chơi kèn khi ngồi trên xe do cha cậu đẩy. Tài năng của cậu từ ngày đó được nhiều người biết tới, được mời biểu diễn ở nhiều nơi trong cả nước.

 

Patrick Henry Hughes - Chàng trai khuyết tật người Mỹ khám phá tài năng bản thân

Patrick Henry Hughes – Chàng trai khuyết tật người Mỹ khám phá tài năng bản thân

 

Liz Murray

Elizabeth Murray sinh năm 1980 trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số phận. Hàng đêm, cô vẫn tìm ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard. Sau này cô trở thành giám đốc của một công ty.

 

Randy Pausch

Randy Pausch (23/10/1960 – 25/7/2008) là giáo sư người Mỹ về khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, Pennsylvania (Mỹ). Năm 2006, ông bị chẩn đoán ung thư tuyến tụy và chỉ sống được trong thời gian ngắn nữa. Đến 25/7/2008 ông qua đời. Điều làm nên tên tuổi của ông là bài giảng về cách đạt ước mơ từ thời thơ ấu, có tên là Bài giảng Cuối cùng ngày 18/9/2007 tại Đại học Carnegie Mellon. Bài thuyết trình của ông được hàng triệu người theo dõi trên Internet và sau này được viết thành sách. Cuốn sách được dịch ra 35 thứ ngôn ngữ khác nhau.

 

Sean Swarner

Khi 10 tuổi, anh bị chuẩn đoán ung thư phổi nhưng với nỗ lực không tưởng, anh là bệnh nhân ung thư phổi duy nhất trên thế giới leo được lên đỉnh Everest. Tinh thần vượt lên trên bệnh tật của anh hé mở nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư khác.

 

Jessica Cox

Cô gái người Mỹ sinh năm 1983, Jessica Cox, là phi công đầu tiên trên thế giới chỉ dùng chân lái máy bay. Từ lúc sinh ra Jessica Cox đã thiệt thòi, không có tay. Tuy nhiên, sự thiếu may mắn ấy không cản nổi ý chí, quyết tâm đạt được khát vọng của mình. Từng tốt nghiệp ngành tâm lý học, biết võ Taekwondo, yêu lái xe tốc độ, Jessica còn gõ máy tính bằng chân rất nhanh: 25 từ/phút.

 

Nhà văn Helen Keller

Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ.

 

Nhà văn Helen Keller cũng đã thành công khi quyết tâm khám phá tài năng bản thân

Nhà văn Helen Keller cũng đã thành công khi quyết tâm khám phá tài năng bản thân

 

Nick Vujicic

Nick Vujicic sinh năm 1982, là người Australia. Từ khi sinh ra, anh bị khuyết tật: không chân, không tay. Bằng ý chí và nghị lực phi thường, Nick vươn lên và tự khẳng định mình trong cuộc sống. Anh tốt nghiệp đại học khoa tài chính kế toán và trở thành diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Nick đang sống tại Mỹ.

 

Nick Vujicic - Khuyết tật từ nhỏ nhưng anh chính là ánh sáng giúp cho rất nhiều người khám phá tài năng bản thân

Nick Vujicic – Khuyết tật từ nhỏ nhưng anh chính là ánh sáng giúp cho rất nhiều người khám phá tài năng bản thân

 

Trên đây là những con người tiêu biểu nhất trong quá trình khám phá tài năng bản thân của nhân loại. Mỗi con người trong chúng ta có xuất phát điểm khác nhau, dùng nhiều cách khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là tìm kiếm và khám phá tài năng bản thân.

Lập kế lựa chọn công việc thích hợp

 Bản kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp cho bản thân chính là “vũ khí” giúp bạn quyết định được tương lai của chính mình. Thông qua việc đánh giá sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho bạn thấy con đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Sau đây là quy trình 5 bước giúp bạn lập kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp cho bản thân mình:

 

5 bước lập kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp cho bản thân

5 bước lập kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp cho bản thân

 

Bước 1: Đánh giá bản thân

Ở bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung chia làm bốn nhóm:

  • Điểm mạnh
    • Bạn làm tốt việc gì?
    • Bạn có những kỹ năng gì?
    • Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?
  • Điểm yếu
    • Bạn không thích loại công việc nào?
    • Những kỹ năng nào bạn không giỏi?
    • Bạn có những hạn chế gì?
  • Cần cải thiện:
    • Bạn muốn học thêm những kiến thức gì? (chuyên ngành, xu hướng mới…)
    • Bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì? (phân tích, đàm phán, thuyết trình…)
  • Đam mê:
    • Bạn thích làm công việc gì? (gặp gỡ nhiều người, làm việc với các con số, phân tích tình hình tài chính hay chăm sóc, hỗ trợ khách hàng…)
    • Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? (Tiền lương, thăng tiến, cơ hội học hỏi…)

Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) để biết dạng công việc phù hợp với mình.

 

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn. Nhưng lưu ý là những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực của bạn. Đừng quên là bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.

 

Bước 3: Nghiên cứu công việc

Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp bạn tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực mở rộng quan hệ xã hội (networking) ở các mạng cộng đồng. Hãy hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế nào? Muốn việc này tiến hành thuận lợi, bạn đừng quên thường xuyên cập nhật hồ sơ (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành công trong công việc).

 

Bước 4: Tính toán và ra quyết định

Thời điểm quan trọng đã đến! Đây là lúc bạn lập danh sách hai hay ba công việc ưng ý nhất rồi cho điểm chúng theo những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị, sở thích, tính cách, kỹ năng … Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến khả năng chuyển việc (có thể là chuyển sang một phòng ban khác).

 

Bước 5: Lập bản kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp để có những hành động rõ ràng

Hãy xác định những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng nên mạnh dạn bày tỏ với sếp rằng mình đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới. Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công việc lý tưởng thì việc đầu tiên bạn nên làm là chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Sau đó, bạn nên theo dõi thường xuyên thông tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển dụng để luôn nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tự trang bị cho mình những kỹ năng tìm việc cần thiết.

 

Một câu nói rất hay và đến giờ tôi vẫn lấy làm nó làm kim chỉ nam trong cuộc sống, đó là : “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) chưa? Rõ ràng, khi có một bản kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp trong tay, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự quyết tương lai sự nghiệp của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức tương xứng để xây dựng bản kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp là một cách chi tiết và hiệu quả nhất. Đó chắc chắn sẽ là một trong khoản đầu tư khôn ngoan nhất của bạn trong cuộc đời !

Error 404

The page you were looking for, could not be found. You may have typed the address incorrectly or you may have used an outdated link.

Go to Homepage